HỆ THỐNG LỌC TUẦN HOÀN TRONG NUÔI THỦY SẢN
Hệ thống lọc tuần hoàn là một ứng dụng mới để cải thiện chất lượng nguồn nước, nhiễm mặn ở nguồn nước nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước là yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến hiệu suất nuôi trồng của người nông dân, ở nhiều nơi do nguồn nước mà không thể nuôi thủy sản theo phương pháp truyền thống.
Hãy tìm hiểu những lợi ích mà hệ thống lọc tuần hoàn có thể mang lại cho người nông dân trong hoạt động nuôi thủy sản. Những giá trị của hệ thống lọc tuần hoàn này đã được kiểm nghiệm ở nhiều nước trên thế giới, cụ thể như sau:
- So với công nghệ nuôi truyển thống, việc sử dụng hệ thống lọc tuần hoàn giúp tăng năng suất gấp nhiều lần, có thể đạt trên 100kg/m3.
- Chất lượng của giống nuôi đảm bảo được kiểm soát, không gây ô nhiễm môi trường cũng như hạn chế rất lớn những tác động từ môi trường bên ngoài đến hoạt động chăn nuôi.
- Các loại vi khuẩn gây hại sẽ được loại bỏ tối đa, từ đó giúp tăng tỷ lệ vi sinh vật có lợi một cách hiệu quả.
- Sử dụng hệ thống lọc tuần hòa sẽ giúp người nông dân tiết kiệm được khá nhiều chi phí, hạn chế được rủi ro mà thời gian sử dụng sẽ kéo dài.
Quan trọng hơn là sử dụng hệ thống lọc vi sinh giúp cá, tôm và các loại vật nuôi thủy sản khác tránh được các loại bệnh thông thường hay các mầm bệnh xuất phát từ bên ngoài.
Cấu tạo của hệ thống lọc tuần hoàn
Một hệ thống lọc sẽ gồm có 2 phần cơ bản: bển lắng lọc cơ hoạc và bể lọc sinh học (đây là yếu tố chính quyết định chất lượng của nguồn nước).
- Bể lắng lọc cơ học: có 2 phần là lắng và lọc được làm bằng composite hoặc xi măng, kích thước chiếm 10% diện tích bể nuôi. Nước thải được chuyển từ hệ thống bể nuôi đến bể lọc. Phần chất rắn trong nước được lắng tụ vào hố gom bùn, điều khiển bởi lực ly tâm nước. Sau đó nước được lọc qua với các vật liệu lọc nước cát, sỏi, vải, lưới hoặc chụp lọc cát. Chất thải có kích thước lớn được giữ lại và chuyển vào bể chứa bùn.
- Bể lọc sinh học: gồm các hệ thống giá thể vi sinh, nơi mà các vi khuẩn có lợi bám vào để thực hiện việc hấp thụ chất thải đặc biệt là ammonia (chất thải ra từ cá tôm… gây ô nhiểm nguồn nước). Trên bề mặt giá thể có nhiều lồi lõm để tăng diện tích tiếp xúc bên ngoài, đồng nghĩa với tăng số lượng vi sinh có ích. Khi nước từ bể lắng, lọc chảy liên tục trong bể chứa giá thể thì trên bề mặt giá thể sẽ dần hình thành màng sinh học bao gồm các vi khuẩn hiếu khí, tùy tiện và kỵ khí (Nitrosomonas và Nitrobacte). Các loại vi khuẩn bám trong màng lọc sẽ hấp thụ Ammonia và Nitrite để thực hiện quá trình nitrate hóa, chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ và cacbon thành dạng không độc.