NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG LỌC TUẦN HOÀN
Hệ thống lọc tuần hoàn trong nuôi thủy sản là một dây chuyền khép kín, giúp cải thiện và đưa lượng nước thải đã được xử lý vào tái sử dụng cho các bể nuôi, nhờ vậy mà chất lượng môi trường sống của các vật nuôi thủy sản được nâng cao.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc sinh học gồm có:
- Nồng độ Oxy hòa tan trong nước: Nồng độ Oxy hòa tan cần trên 4mg / L đối với bể lọc sinh học.
- pH: độ pH phù hợp để vi sinh phát triển là 7.0-7.2. Khi pH từ 6.0-7.0 việc hấp thụ chất thải của vi sinh kém hiệu quả hơn. Và quá trình Nitrite hóa gần như ngưng lại khi pH < 6.0
- Lưu lượng dòng chảy qua bể lọc vi sinh: phụ thuộc vào Số lượng vi sinh (quyết định bởi kích thước bể lọc sinh học, tiết diện bề mặt của giá thể vi sinh) và khả năng hấp thụ của vi sinh.
- Nhiệt độ nước.
Để đảm bảo chất lượng cho bể nuôi trồng cần phải tính toán và thiết kế kỹ lưỡng, nên lưu ý về mật độ nuôi, loại thủy sản, thức ăn cho chúng, … để kết hợp với những yếu tố nên trên. Chính vì có quá nhiều yếu tố tác động, vì thế cho đến nay ở Việt Nam hay trên thế giới cũng chưa có một mô hình nào được xem là chuẩn cả, do vậy trong quá trình chăn nuôi người nông dân cần phải kiểm nghiệm kỹ càng để có thể áp dụng được hiệu quả nhất.
Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều vì hệ thống lọc tuần hoàn là một hệ thống kín, không cần thay nước, chỉ cần bổ sung thêm một lượng nước nhất định do quá trình bốc hơi làm hao hút mà thôi.
Hệ thống lọc tuần hoàn đang được người nông dân ưu ái sử dụng vì những lợi ích mà nó mang lại. Việc ứng dụng vào nghề nuôi thủy sản giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm khá nhiều chi phí và hạn chế tối đa những tác động xấu đến môi trường. Chính vì vậy mà hệ thống lọc tuần hoàn đang được khá nhiều doanh nghiệp cũng như người nông dân đón nhận.